Kinh thân tâm tu tập - Thiền môn nhật tụng

3 years ago
33

#kinhtung #phatgiaonguyenthuy #thienmonnhattung
Kinh thân tâm tu tập
Thiền môn nhật tụng - TG. Minh Thạnh
Đàm Linh Thất - Sống trong thực tại, bình an tự tâm
1. Tu khổ hạnh, tu tập về thân và tâm, nhưng chỉ tu tập trong một thời gian rồi ăn uống các đồ ngon trở lại, tu tập như vậy không phải là tu tập trong Pháp và Luật của các bậc Thánh.

2. Cho phép ngủ ban ngày không phải là si ám, khi nào còn lậu hoặc thì còn có si ám, lậu hoặc đã đoạn trừ thì không còn si ám nữa.

3. Kẻ vô văn phàm phu, khởi lên lạc thọ, liền tham đắm lạc thọ. Nếu lạc thọ bị diệt, khởi lên khổ thọ. Do cảm giác khổ thọ nên sầu muộn than khóc, đi đến bất tỉnh. Lạc thọ ấy khởi lên cho người ấy, xâm chiếm tâm và an trú, do thân không tu tập. Khổ thọ ấy khởi lên, xâm chiếm tâm và an trú, do tâm không tu tập.

4. Bậc đa văn Thánh đệ tử cảm giác lạc thọ, không tham đắm lạc thọ. Khi lạc thọ diệt mất, khởi lên khổ thọ, cảm giác khổ thọ nhưng không có sầu muộn than khóc, không rơi vào bất tỉnh. Lạc thọ khởi lên, không xâm chiếm tâm và an trú, vì thân có tu tập. Khổ thọ khởi lên, không xâm chiếm tâm và an trú, vì tâm có tu tập. Người nào hai phương diện có đầy đủ, được gọi là người có thân tu tập, có tâm tu tập.

5. Con đường tu khổ hạnh không đưa đến giác ngộ. Lúc còn trẻ, một trải nghiệm khi ngồi dưới gốc cây Diêm Phù Đề, Phật chứng sơ thiền, khởi lên lạc thọ. Phật suy nghĩ, Không đáng để sợ lạc thọ ấy, vì đây là lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện. Phật dùng đồ ăn trở lại, tu và chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, các trạng thái hỷ lạc, lạc thọ khởi lên, có biểu hiện nhưng không xâm chiếm tâm.

6. Phật chuyển sang tu tuệ, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, chứng được quả A La Hán.

7. Dù cho bị chống đối, mỉa mai, màu da Như Lai vẫn sáng suốt, sắc mặt Như Lai vẫn hoan hỷ, như một vị A La Hán chánh đẳng giác.

(Đại Kinh Saccaka, HT Thích Minh Châu dịch, Mahàsaccaka sutta, Trung Bộ Kinh)

Loading comments...